Cây vạn lộc là một trong những loại cây cảnh phổ biến trong nhiều gia đình. Loại cây này không chỉ có giá trị thẩm mỹ mà còn mang lại nhiều ý nghĩa phong thủy tốt đẹp, đặc biệt là cho những người có mệnh hợp với cây.
Thông tin sản phẩm
Tên sản phẩm: Cây vạn lộc lá đỏ – Cây để bàn phong thủy.
Tên tiếng Anh: Aglaonema Red Valentine
Tên khoa học: Aglaonema Red Dud Anjamani
Họ: Ráy
Xuất xứ: Đông Nam Á
Cây vạn lộc lá đỏ để bàn phong thủy
Nguồn gốc và ý nghĩa của cây
Cây vạn lộc, hay còn được biết đến với tên gọi cây thiên phú, có tên khoa học là Aglaonema rotundum pink. Thuộc họ Ráy và là một loài thực vật một lá mầm, cây này có nguồn gốc từ Indonesia và Thái Lan. Từ đó, cây đã được nhân giống và trở nên phổ biến ở nhiều quốc gia châu Á.
Từ “vạn lộc” mang nhiều ý nghĩa tốt lành, trong đó, “vạn” biểu thị số lượng rất lớn, và “lộc” đại diện cho phúc lộc, tiền bạc và may mắn. Khi kết hợp lại, “vạn lộc” có thể hiểu là sự may mắn, phúc lộc dồi dào không bao giờ cạn, đặc biệt là khi cây nở hoa. Điều này được coi là dấu hiệu cho sự thịnh vượng, tài lộc bùng nổ trong gia đình.
Đặc biệt, cây vạn lộc đỏ rất được ưa chuộng bởi màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn và điều tốt lành. Do đó, người ta thường trưng bày cây vạn lộc đỏ trong phòng khách để mang lại nhiều may mắn và thuận lợi trong công việc cũng như cuộc sống cho gia chủ.
Đặc điểm của cây vạn lộc
+ Cây vạn lộc có lá dày và bản to.
+ Khi lá còn non, chúng có màu hồng nhạt với viền màu xanh và nhiều đốm xanh dọc theo viền và gân lá.
+ Bề mặt lá bóng, rộng và mép lá lượn sóng.
+ Khi lá trưởng thành, các đốm xanh giảm đi, thay vào đó là màu hồng đỏ phủ khắp mặt lá, thường được gọi là cây vạn lộc đỏ.
+ Cây có kích thước nhỏ, hình dáng đẹp và màu sắc bắt mắt.
+ Ngoài vẻ thẩm mỹ, cây vạn lộc còn có khả năng lọc khói bụi, hấp thụ các chất độc hại dễ bay hơi và khí CO2 trong không khí.
+ Vì lý do này, cây rất được ưa chuộng để trang trí trong phòng khách hoặc phòng làm việc.
Phân loại cây vạn lộc
Hiện nay, cây vạn lộc được chia thành hai loại phổ biến nhất là vạn lộc đỏ và vạn lộc xanh. Mỗi loại đều có những đặc điểm riêng biệt, mang lại giá trị thẩm mỹ và tài lộc.
+ Vạn lộc đỏ: Lá có màu hồng đỏ nổi bật, ít đốm xanh. Đây là loại cây thường được ưa chuộng vì vẻ đẹp bắt mắt và ý nghĩa may mắn.
+ Vạn lộc xanh: Lá chủ yếu có màu xanh lục, với các đốm xanh đậm và nhạt xen kẽ. Loại cây này mang đến cảm giác tươi mát và trong lành cho không gian sống.
Công dụng của cây vạn lộc
Vạn lộc đỏ là một loại cây thân thảo, mọc theo bụi, không có sự phân cành và phân nhánh. Lá cây có hình dáng trứng lộn, dày và khi còn non thường có màu hồng phấn. Sau quá trình trưởng thành, lá cây sẽ chuyển sang màu đỏ thẫm, xếp tầng, đan xen với nhau tạo thành hình thù độc đáo, lạ mắt.
Loại cây này đã trở thành một trong những cây trồng được ưa thích, bởi không chỉ mang lại giá trị thẩm mỹ mà còn mang đến tài lộc cho gia chỉ. Bên cạnh đó, cây vạn lộc đỏ còn có khả năng hóa giải ám khí, tạo nguồn năng lượng tích cực cho gia chủ.
Cách trồng và chăm sóc cây vạn lộc lá đỏ
Hiện nay có 2 cách trồng cây vạn lộc, đó là trên đất và trồng thủy sinh:
Trồng cây trên đất
Đất trồng cây vạn lộc phải giàu dinh dưỡng, tơi xốp và đảm bảo thoáng khí. Bạn có thể mua đất dinh dưỡng ở các cửa hàng cây cảnh hoặc tự trộn than bùn, trấu, mùn và đất theo tỉ lệ bằng nahy để đảm bảo môi trường phát triển tốt nhất cho cây.
Nếu bạn trồng cây trong chậu, bạn nên chọn chậu có độ cao gấp đôi chiều dài của rễ, và có độ rộng gần bằng với tán cây để đảm bảo cây có không gian tăng trưởng tốt. Tránh chọn các loại chậu quá nhỏ sẽ khiến cho rễ cây bị hạn chế phát triển, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên chú ý đến màu sắc và hình dạng chậu cây cho phù hợp với tuổi và mệnh của mình nhằm gia tăng sự may mắn và tài lộc
Trồng thủy sinh
Sau khi lấy cây vạn lộc ra khỏi đất, bạn làm sạch đất và cát ở rễ một cách nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương ở rễ. Tiếp đến, bạn rửa sạch phần thân và lá cây, cắt tải và các phần lá bị hổng, héo, sau đó để cây ráo nước.
Cuối cùng, để giúp cố định phần rễ cây bạn có thể dùng một ít sỏi trắng, đồng thời nó cũng giúp chậu cây của bạn trở nên nổi bật hơn.
Cách chăm sóc cây vạn lộc
+ Ánh sáng: Là loại cây ưa bóng mát, quen với anhs sáng yếu, do đó, bạn không nên để cây trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời để cây không bị héo. Vị trí tốt nhất để đặt cây là ở những nơi gần cửa sổ không có ánh sáng quá mạnh và cây có thể quang hợp tốt hơn.
+ Môi trường: Khi trồng vạn lộc trên đất, bạn nên chọn loại đất có loại đất tơi xốp cao, nhằm đảm bảo thoáng khí và ngấm nước tốt. Bạn cũng có thể trộn than bùn, trấu và mùn sẽ giúp thành phần dinh dưỡng trong đất phong phú hơn.
+ Trừ sâu bệnh: Cây thường gặp phải một số bệnh gây ra bởi vi khuẩn như: phấn trắng, thối lá, sâu hại tấn công. Do đó, bạn cần thường xuyên loại bỏ những phần bị bệnh, bắt sâu nhằm ngăn chặn lây bệnh cho cả cây.
Mua cây vạn lộc lá đỏ để bàn ở đâu tại TP.HCM?
+ Khách hàng ở TP. HCM có nhu cầu mua cây vạn lộc lá đỏ để bàn có thể ghé trực tiếp cửa hàng Vựa Kiểng Giá Rẻ tại địa chỉ: 121 Nguyễn Thị Kiểu, Phường Tân Thới Hiệp, Quận 12, TP. Hồ Chí Minh, để xem và chọn mua cây.
+ Đối với khách hàng ở các khu vực miền Nam và các quận/huyện ngoại thành TP. Hồ Chí Minh, có thể liên hệ qua Zalo theo số 0399.120.519 để được tư vấn và đặt hàng một cách thuận tiện.
Bạn vui lòng nhập đúng số điện thoại để chúng tôi sẽ gọi xác nhận đơn hàng trước khi giao hàng. Xin cảm ơn!
+ Vựa Kiểng Giá Rẻ không chỉ chuyên cung cấp cây cảnh mà còn cung cấp các vật tư trồng cây tốt nhất, đảm bảo chất lượng và giá cả phải chăng.
+ Với đội ngũ chuyên gia có kinh nghiệm lâu năm trong ngành Nông nghiệp, khách hàng sẽ được tư vấn chi tiết về loại cây phù hợp và cách chăm sóc sao cho hiệu quả nhất.
+ Đến với Vựa Kiểng Giá Rẻ, bạn không chỉ tìm thấy những cây cảnh đẹp mắt, mà còn nhận được sự hỗ trợ tận tình từ đội ngũ chuyên nghiệp. Giúp bạn tạo ra không gian xanh mát và tươi đẹp cho ngôi nhà của mình.
Đặt hàng ngay tại thông tin liên hệ bên dưới !
Liên hệ đặt hàng
Điện thoại (zalo): 0399.120.519
Email: vuakienggiarehcm@gmail.com
Địa chỉ: 121 Nguyễn Thị Kiểu, Phường Tân Thới Hiệp, Quận 12, TP Hồ Chí Minh
Reviews
There are no reviews yet.